Những năm gần đây, những cái tên đến từ quốc gia láng giềng Thái Lan, trong cả khu vực đầu tư trực tiếp (FDI) cũng như trên thị trường mua bán – sáp nhập (M&A) xuất hiện hiều hơn trên bản đồ thu hút vốn nước ngoài của Việt Nam.

Những mặt hàng nhập khẩu tiêu thụ tại thị trường trong nước (tính về số lượng), hàng xuất xứ từ Thái Lan đang đứng thứ hai, sau hàng Trung Quốc theo thống kê của Bộ Công Thương

Mặc dù Việt Nam có thế mạnh về sản xuất trái cây, nhưng hiện tại, hoa quả có xuất xứ từ Thái Lan hiện đã chiếm khoảng 40% thị phần.Tại gần 9.000 chợ trên cả nướC, những sản phẩm may mặc, đồ dùng gia dụng do Thái Lan sản xuất đã có mặt, đặc biệt hàng điện tử, điện lạnh chiếm đến 70% thị phần.

Hàng hóa Thái Lan là đa dạng chủng loại, mẫu mã phong phú và chất lượng đảm bảo. Họ hoàn toàn tin tưởng ở những thương hiệu hàng Thái mặc dù chỉ là hàng xách tay.Rất nhiều sản phẩm tiêu dùng của Thái Lan như: dầu gội, sữa tắm, hóa mỹ phẩm đang được rất nhiều người tiêu dùng sính chẳng khác gì đồ Nhật, Hàn.

Mỹ phẩm Thái Lan tại cửa hàng Việt Nam
Mỹ phẩm Thái Lan tại cửa hàng Việt Nam

Có 216 doanh nghiệp Thái Lan tham gia Top Thai Brands 2018 kinh doanh phụ tùng ô tô và xe máy, đồ gia dụng, sản phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và đồ uống, thiết kế và phụ kiện thời trang, sản phẩm cho thú nuôi, giáo dục, dịch vụ du lịch và ẩm thực tham gia. Những doanh nghiệp này đều có nhu cầu mở rộng giao dịch thương mại, nhượng quyền thương hiệu và đầu tư vào Việt Nam

Nhiều mặt hàng gia vị, thực phẩm của Thái Lan rất phổ biến tại Việt Nam
Nhiều mặt hàng gia vị, thực phẩm của Thái Lan rất phổ biến tại Việt Nam

Rất nhiều doanh nghiệp Thái tại Việt Nam đã rất thành công và một điển hình đó là Công ty Cơ hội và Thách thức – doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng thực phẩm và mỹ phẩm
Giám đốc Công ty Cơ hội và Thách thức – Ông Adisai Prasertsri cho biết, sức mua hàng Thái của người tiêu dùng Việt rất cao – luôn đạt mức tăng trưởng 25%/năm.
Sự xuất hiện của chuỗi Robins của Central Group Việt Nam tại Hà Nội và TP.HCM chuyên về hàng Thái cho thấy, nhà kinh doanh trung tâm thương mại này muốn quảng bá thêm những thương hiệu Thái chưa có mặt tại Việt Nam nên thường xuyên tham gia các chương trình triển lãm hàng Thái.

Lễ khai trương trung tâm mua sắm Robins tại Royal City năm 2014
Lễ khai trương trung tâm mua sắm Robins tại Royal City năm 2014

Có đến 52% doanh nghiệp Thái xác định cơ hội lớn nhất khi AEC hình thành là ở thị trường Việt Nam:

Cựu Giám đốc truyền thông Big C Việt Nam – Ông Hồ Quốc Nguyên từng chia sẻ, hàng Thái đã có trên kệ hàng của Big C từ năm 2009. Và năm 2015, hàng Thái chiếm tỷ trọng lớn trong gần 10% hàng nhập tại đây. Theo đánh giá của một số người am tường thị trường thì tỷ lệ hàng Thái tại các đơn vị trực thuộc đã tăng mạnh, mặc dù hiện tại Central Group Việt Nam (đơn vị sở hữu Big C Việt Nam, Robbin, Nguyễn Kim) không tiết lộ tỷ lệ này

Tháng 7/2017, thương hiệu văn phòng phẩm hàng đầu của Thái Lan là Business To School đã đưa thêm vào TP.HCM bởi Central Group Việt Nam, kinh doanh hơn 6.000 loại văn phòng phẩm, trong đó có gần 80% là hàng Thái. Trong vòng 5 năm tới-Businees To School đặt mục tiêu mở 30 trung tâm

Năm 2014, có đến 52% doanh nghiệp Thái xác định cơ hội lớn nhất khi AEC hình thành là ở thị trường Việt Nam theo số liệu nghiên cứu của McKinsey. Không chỉ đánh giá cao tiềm năng thị trường gần 100 triệu dân, điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu tư Thái là các yếu tố như tốc độ tăng trưởng nhanh, dung lượng thị trường lớn cộng với những tương đồng về văn hóa – xã hội giữa 2 nước. Giữa làn sóng mạnh mẽ của thị trường Thái Lan tại Việt Nam, đã thách thức các doanh nghiệp phải có lối đi mới. Sự kí kết giữa Việt Nam và Thái Lan đã thể hiện sự gắn kết mạnh mẽ, sự uy tín về chất lượng các sản phẩm, hàng hóa của cả hai nước.


=>Xem thêm các nội dung đáng chú ý khác trên website của Thái Ordering – Đơn vị vận chuyển hàng Thái Lan về Việt Nam